Sau một thời gian tu luyện, đúc kết một số kinh nghiệm.
Thuyết trình là một kĩ năng vô cùng cần thiết trong cuộc sống, nhưng chúng ta luôn e ngại và lảng tránh mỗi khi nhắc tới nó. Suốt thời gian học phổ thông, thậm chí lên đến đại học, hầu hết mọi người chúng ta đều có suy nghĩ rằng: “Ai nói thì nói đi, tui ngồi nghe được rồi”, “Ai giỏi thì lên nói đi”, “Tui sợ đám đông…” bla bla. Bạn nghĩ rằng thuyết trình là làm một việc rất cao siêu? Không, thuyết trình đi liền và gắn với cuộc đời của bạn từ trước đến nay nhưng bạn không hề để ý. Thuyết trình hiểu đơn giản là: trình bày ý kiến của mình, hoặc cung cấp thông tin cho người khác. Phát biểu ý kiến trước lớp, đó là thuyết trình, chỉ bài cho đứa bạn, chém gió với đám bạn về những gì bạn xem được trên TV đêm qua… tất cả những việc đó đều là trình bày thông tin cho người khác, hay nói cao hơn, đó là một dạng của thuyết trình.
Bạn nghĩ rằng thuyết trình là một việc xa xỉ, không cần thiết? Vậy sau này khi đi phỏng vấn xin việc, bạn sẽ nói với nhà tuyển dụng những gì, khi họ yêu cầu bạn giới thiệu bản thân? Khi gặp khó khăn nào đó trong công việc hay cuộc sống, làm sao người khác giúp đỡ được bạn khi bạn chẳng biết làm thế quái nào để trình bày vấn đề mà bạn gặp phải? Và còn vô số những việc khác cần tới kĩ năng mà hiện tại bạn cho là xa vời và không cần thiết.
Có thể bạn nghĩ rằng mình không có khiếu ăn nói, hay không có năng lực, hay sợ đám đông? Bạn nghĩ đúng! Bởi vì hầu hết mọi người khi sinh ra chẳng ai có khiếu ăn nói cả, họ nói hay vì được môi trường xung quanh tác động và rèn luyện hằng ngày. Thiên tài chỉ là 1%, 99% còn lại đều do nỗ lực và cố gắng.
Định viết theo style thoải mái chia sẽ và troll tí nhưng đoạn trên nghiêm túc quá :p Lười sửa nên thôi để vậy đi :p
Mình không phải là một thằng giỏi thuyết trình, nhưng với vài ba kinh nghiệm có được, mình sẽ bàn về các khó khăn khi đứng nói trước đám đông. (2 người trở lên cũng là đông rồi :v)
Đầu tiên: SỢ ĐÁM ĐÔNG. Có vẻ như đây là nỗi sợ chung của hầu hết nhân loại :v Dù bạn có soạn bài nói hoa hòe văn vẻ đến đâu, đã chuẩn bị như thế nào, có học thuộc đi nữa, thì nếu như bạn sợ đám đông, mình đảm bảo 96,69% các bạn sẽ thất bại. :sure: Đứng cầm mic, tim đập như trống trận, chân tay run rẩy, hàng tá ánh mắt dưới kia đang chờ chực xâu xé bạn? #JFF :v làm thế quái nào bạn có thể nhớ nổi những gì mình đã chuẩn bị? Vậy làm sao để khắc phục nỗi sợ này? Tin buồn là không có đường tắt nào cả, muốn không sợ đám đông, hãy đứng lên và đối diện với đám đông, nhìn thẳng vào họ, họ chẳng thể làm gì bạn đâu. Đứng trước đám đông càng nhiều, bạn sẽ càng “chai”. “Đám đông” ban đầu có thể là vài người bạn, rồi vài nhóm bạn trong lớp, rồi cả lớp, rồi cả hội trường. Ban đầu cứ tập trình bày trước những người thân quen, rồi xen thêm vài người lạ, rồi cả một đám đông lạ lẫm. Nếu có thể, cứ tham gia các hội thi, phong trào do lớp, trường, hay bất kì tổ chức nào đề ra, đứng trước đám đông và trải nghiệm cảm giác run =)) lâu dần bạn sẽ quen với nó. Dù có đôi khi nói sai, nói lắp, hay bị người ta cười, hay không được chú ý lắng nghe, cứ nói, cứ tiếp tục trình bày, vì khi bạn đứng lên thuyết trình, xét theo một phương diện nào đó, bạn đã có phần hơn những người dưới kia. (tương đối thôi, kiểu như bảo vệ luận án thì không rồi).
Sau khi vượt qua được nỗi sợ đám đông, bạn sẽ đối mặt với việc KHÔNG BIẾT NÓI GÌ. Hiện nay, khi thuyết trình trên lớp, dù phổ thông hay đại học, bạn ít gặp phải khó khắn này vì đơn giản: bạn chỉ biết cắm mặt vào văn bản đã soạn sẵn hoặc màn hình máy chiếu và ĐỌC LẠI. Bạn không hề NÓI. Vậy nếu bạn được mời lên trình bày một vấn đề tự phát nào đó, hay bạn không được sử dụng tài liệu và không có máy chiếu, bạn sẽ làm sao??? OK, bạn sẽ học thuộc lòng chẳng hạn, nhưng bạn có chắc rằng bại sẽ nhớ hết tất cả các vấn đề mà sẽ được trình bày trong 30 phút hay 1 tiếng? và những người nghe bạn cần một người TRÌNH BÀY vấn đề, chứ không cần một người TRẢ BÀI. Cách giải quyết: hãy soạn bài, và soạn CÓ TÂM. Đừng soạn qua loa sơ sài hay nhờ người khác soạn giúp rồi học thuộc như vẹt. Thực trạng hiện nay, chúng ta lệ thuộc nhiều vào máy chiếu vì tất cả các thông tin cần nói đều được soạn sẵn trên các slide PowerPoint, nhưng nguyên tắc cơ bản là: Những thứ được chiếu lên màn hình phải là những ý cơ bản nhất, những ý trọng tâm, dàn bài. Phần quan trọng nhất vẫn là người nói, nếu đã đặt tất cả các thông tin lên máy chiếu, thì chiếu cho mọi người đọc được rồi, cần gì người nói cho mất thời gian? Hãy thôi lệ thuộc vào những thứ soạn sẵn và đặt chút tâm huyết vào đó. Steve Job thuyết trình về sản phẩm của mình rất hay, một phần là nhờ rèn luyện, nhưng quan trọng hơn, ông đặt toàn bộ tâm huyết của mình vào sản phẩm đó.
Cuối cùng, khi đã không còn run, khi đã nói lưu loát. Vấn đề cuối cùng là NÓI SAO CHO HAY, THU HÚT ĐƯỢC NGƯỜI NGHE? Dễ nhưng lại khó: hãy đặt cảm xúc của mình vào bài thuyết trình. Biểu cảm của giọng nói, ngôn ngữ cơ thể của người thuyết trình là một phần rất quan trọng. Bạn muốn mọi người hào hứng lắng nghe thông tin mình sắp chia sẻ nhưng lại nói bằng giọng trầm buồn hay một khuôn mặt đưa đám thì ai sẽ chấp nhận? Cứ tự nhiên diễn đạt như những gì ta thể hiện qua cuộc sống hằng ngày, chúng ta hào hứng kể cho bạn bè một câu chuyện vui như thế nào, thì hãy lôi cuốn người nghe thuyết trình giống như vậy. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng cứng nhắc trong một loại cảm xúc, hãy uyển chuyển thay đổi sao cho phù hợp với vấn đề mình đang nói.
Thuyết trình không phải là một việc khó khăn hay cao siêu, nếu chịu bỏ chút ít thời gian ra rèn luyện, ta sẽ có một kĩ năng hữu dụng có thể chưa cần trong hiện tại, nhưng ai biết tương lai sẽ ra sao. Trang bị kĩ năng cho mình không bao giờ là lãng phí và dư thừa cả :)
0 comments:
Post a Comment